Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

KHOA ĐÔNG Y (A10)

KHOA ĐÔNG Y (A10)


I - Lịch sử phát triển
- Khoa chính thức thành lập tháng 3 năm 1968. 
Chủ nhiệm khoa hiện nay: ThS Hoàng Khánh Toàn từ 3/2000

Đại tá ThS: 
Hoàng Khánh Toàn

Chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ:
+ Từ 1/1968 đến 11/1980: Lương y, TTƯT Trần Ngọc Chấn
+ Từ 5/ 1981 đến 10/1985: PGS, TS Lê Minh
+ Từ 10/1985 đến 3/1999 : TS, TTƯT Phạm Quang Minh 
+ Từ 3/1999 đến 3/2000: BS, TTƯT Vũ Đăng Thục (phụ trách khoa)

Phó chủ nhiệm khoa các thời kỳ:
+ Từ 1987 đến 1998 : BS, TTƯT Vũ Đăng Thục
+ Từ 1999 đến 2000 : ThS Hoàng Khánh Toàn
+ Từ 2001 đến 2003 : BS, TTƯT Vũ Đăng Thục
+ Từ 2003 đến nay : ThS Nguyễn Đình Thanh


Y tá trưởng
+ Từ 1968 đến 1973 : Y tá Nguyễn Thị Bền và Nguyễn Thị Loan

+ Từ 1973 đến 1986 : Y tá Nguyễn Thị Khánh và Trần Thị Yến
+ Từ 1978 đến 2004 : Y tá Nguyễn Thị Nhung
                                                + Từ 2004 đến nay : Y tá Lê Chiêu Dương 



II Chức năng nhiệm vụ
Là khoa lâm sàng thực hiện khám chữa bệnh bằng các kỹ thuật đặc thù của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong biên chế của một bệnh viện tây y tuyến cuối toàn quân, có nhiệm vụ :
+ Thu dung điều trị nội, ngoại trú cho các đối tượng bệnh nhân : quân, hưu, chính sách, diện thu một phần viện phí và BHYT khác.
+ Sưu tầm, xác minh, thừa kế ứng dụng kỹ thuật và bài thuốc có giá trị, những tiến bộ của y học cổ truyền trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả cứu chữa người bệnh.
+ Phối hợp với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng nghiên cứu khoa học, hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán và điều trị của y học cổ truyền.
+ Tham gia huấn luyện, hướng dẫn thực hành y dược học cổ truyền cho các đối tượng theo sự phân công của bệnh viện. Tham mưu cho chỉ huy viện về tổ chức quản lý, bào chế, sản xuất đông nam dược phục vụ cho nhu cầu điều trị và nghiên cứu khoa học.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến theo kế hoạch, thực hiện phổ cập hoá y dược học cổ truyền, góp phần xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân.



III - Tổ chức biên chế 
- Biên chế hiện nay : 25 nhân viên, trong đó có 7 cán bộ có trình độ đại học, trên và sau đại học (4 ThS, 1 BS CKI, 1 BS định hướng, 1 DS cao cấp), 9 Y tá, 4 DS trung cấp, 2 dược tá, 1 trung cấp thống kê, 2 hộ lý 
- Từ năm 1999 chính thức được biên chế thành 3 bộ phận : bộ phận khám và chữa bệnh ngoại trú, bộ phận điều trị nội trú và tổ đông dược.


  
 IV - Hoạt động chuyên môn

1 - Số giường bệnh được giao khi mới thành lập là 30, sau đó dao động từ 20 - 40 giường. Năm 2006 là 30 giường.

2 - Mặt bệnh điều trị : cao huyết áp giai đoạn I và II, rối loạn thần kinh tim, viêm tắc tĩnh mạch mức độ nhẹ và vừa, suy tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, viêm phế quản mạn tính đơn thuần và có tắc nghẽn mức độ nhẹ, hen phế quản mức độ nhẹ và vừa, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mạn tính, hội chứng đại tràng kích thích, viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu, viêm đường tiết niệu, sỏi thận mức đường kính nhỏ dưới 1 cm, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính giai đoạn I và II, tai biến mạch máu não giai đoạn hồi phục và di chứng, liệt mặt do lạnh, liệt các dây thần kinh ngoại vi, hư xương sụn cột sống, đau dây thần kinh hông to, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hoá khớp gối, vai..., hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn bài tiết mồ hôi, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, hội chứng rối loạn lipid máu, đái đường típ II mức độ nhẹ, gút giai đoạn bán cấp và mạn tính, thiểu năng sinh dục, rối loạn cương dương, viêm da dị ứng, viêm niêm mạc miệng, rụng tóc, zona, chắp lẹo, rối loạn kinh nguyệt, động thai, sản phụ thiếu sữa, trĩ...


3 - Nghiên cứu khoa học 
Tổng số có 37 đề tài NCKH về đông dược và châm cứu xoa bóp, trong đó có 3 đề tài cấp bộ, 1 luận án tiến sĩ và 4 luận án thạc sĩ 
+ Cấp bộ : nghiên cứu điều trị viêm tắc động mạch bằng đơn Thập bát định thống, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tin học vào thời châm tê trong phẫu thuật, kích thích điện trên loa tai trị liệu một số chứng bệnh.
+ Cấp cơ sở : nhóm đề tài nghiên cứu điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu bằng đơn câu đằng - ngưu tất, đơn hương sa - câu đằng, đơn nhị trần gia vị, đơn bán hạ bạch truật thiên ma thang, thực đơn gạo lức - muối vừng, thực đơn có dầu cám, thực đơn có dầu ô liu, viên nghệ ; nhóm đề tài nghiên cứu điều trị trĩ bằng phương pháp kết hợp đông tây y ; nhóm đề tài nghiên cứu ứng dụng nhĩ châm trong trị liệu một số bệnh lý thông thường ; nhóm đề tài nghiên cứu về thời châm tê ; thăm dò sự thay đổi điện trở tại các huyệt vị châm cứu ; nghiên cứu điều trị di chứng viêm não bằng phương pháp thuỷ châm ; nghiên cứu điều trị hen phế quản bằng đơn định suyễn thang ; nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của thuốc tân lương nha cam đối với bệnh viêm lợi và viêm quanh răng ; nhóm đề tài nghiên cứu về cơ cấu bệnh tật và mô hình hoạt động của khoa ; nhóm đề tài nghiên cứu phân loại thể bệnh theo quan điểm của y học cổ truyền ; nhóm đề tài về y thực trị ; nhóm các công trình nghiên cứu và tiểu về lý luận y học cổ truyền...


4 - Phát triển kỹ thuật qua từng giai đoạn :
+ Từ 1968 đến 1985 : từng bước triển khai các kỹ thuật trị liệu không dùng thuốc như châm thường, cứu huyệt, điện châm, thuỷ châm và xoa bóp bấm huyệt. Đông dược triển khai kỹ thuật sản xuất 25 loại thành phẩm dưới các dạng viên hoàn mềm, hoàn cứng, cao lỏng, cao dán và cồn thuốc.
+ Từ 1986 đến 1998 : triển khai các kỹ thuật mới như gõ kim mai hoa, châm tai (tác động bằng kim, xung điện, viên từ), châm tê, thời châm, laser châm, cấy chỉ catgut vào huyệt, cứu huyệt bằng hộp cứu cải tiến, xây dựng bài tập dưỡng sinh chung, xây dựng các phác đồ kỹ thuật xoa bóp từng bộ phận và ứng dụng kỹ thuật tin học vào việc xác định công thức huyệt châm tê. 
+ Từ 1999 đến nay : triển khai các kỹ thuật như điện từ châm, trường châm, kỹ thuật tác động cột sống theo phương pháp của LY Tham Tán, xây dựng bài tập dưỡng sinh chuyên đề cho bệnh lý hư xương sụn cột sống, cấy chỉ vào huyệt cải tiến, chuyển dạng thuốc ngâm trĩ từ thuốc sắc sang thuốc bột. 
5 - Huấn luyện và đào tạo
Nhiệm vụ của khoa chủ yếu là tham gia huấn luyện cho các lớp chuyên khoa, tập huấn, công tác tuyến và một số nhiệm vụ huấn luyện khác theo yêu cầu của Bệnh viện, Cục Quân y và Bộ Y tế.

V - Phương hướng phát triển
 
Tiếp tục duy trì và củng cố mô hình khoa gồm ba bộ phận. Tích cực thu dung điều trị cho các đối tượng bệnh nhân trên cơ sở kết hợp YHCT và YHHĐ. Phối hợp chặt chẽ với các khoa trong bệnh viện để tiến hành nghiên cứu khoa học, hiện đại hoá các kỹ thuật chẩn trị của YHCT. Mở rộng việc sưu tầm, xác minh và thừa kế ứng dụng các kỹ thuật và bài thuốc có giá trị. Tạo mối quan hệ quốc tế để học tập và phát triển.


Liên hệ:
Khoa Đông Y
ĐT : 069.572.257
E.mail :

2 nhận xét:

  1. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các bài thuốc đông y tại website: www.thuocdongygiatruyen.com.vn

    Trả lờiXóa
  2. Tôi bị thoái hoá chỏm xương đùi trái khoảng 3.5 Dùng đông y có giảm được không ?

    Trả lờiXóa