Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Nham chứng

BÀN VỀ THUẬT NGỮ “NHAM” TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

                          ThS Hoàng Khánh Toàn
                     (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

     Hiện nay, trong y học cổ truyền chúng ta gọi các khối u ác tính là “nham chứng”, nhưng thực ra chứng nham đã được nhắc đến trong nhiều y thư cổ. Ví như, trong sách “Vệ tế bảo thư - quyển thượng” của Đông Hiên Cư Sỹ (thời Bắc Tống, Trung Quốc) đã viết : “Ung thư ngũ phát, nhất viết nham” . Đến thời Nam Tống, trong cuốn “Nhân trai thực chỉ phương luận - quyển 22”, danh y Dương Sỹ Doanh cũng cho rằng : “Nham giả , thượng cao hạ thâm, nham huyệt chi trạng, khỏa khỏa lũy thùy, liệt như cổ nhãn, kỳ trung đới thanh, do thị thốc đầu, các lộ nhất thiệt, độc căn thâm tàng , xuyên khổng thông lý , nam tắc đa phát vu phúc , nữ tắc đa phát vu nhũ…” (nham, trên cao dưới sâu, giống hình dạng hang núi, nhiều cái kết hợp lại với nhau giống như những cái mắt, bên trong có màu xanh , có khi kết hợp lại thành chùm mỗi cái có một cái nhân, rễ độc ở rất sâu, đâm xuyên vào trong, nam giới hay phát ở dương vật, nữ giới hay phát ở vú). Ở đây, chữ “nham” trong “thượng cao hạ thâm, nham huyệt chi trạng” có ý nghĩa như nham (vách núi), mà khi viết cũng giống như vậy. Chữ nham () chỉ ung thư có nguồn gốc từ chữ nham chỉ vách núi (), mà cách viết cổ của chữ là (yán). Trong “Thuyết văn - sơn bộ” có câu : “ nham(), sơn nham() dã. Tòng sơn, phẩm” (nham chính là vách núi đá, từ bộ sơn và phẩm tạo thành ). Từ Huyễn nói : “Tòng phẩm, tượng nham nha liên thuộc chi tượng” (từ phẩm ‘’giống như hình núi đá xếp chồng lên nhau). Sách “Chính tự thông - sơn bộ” cũng viết : “Nham(), thông nham ()” (hai chữ nham là một nghĩa)
     Nói về hình dạng của ung thư (nham ), “nổi lên như đỉnh núi” (khối u hình dạng lởm chởm), “loét sâu giống khe núi” (lở loét lún sâu xuống), giống như hình dáng núi đá lồi lõm không đều nhau, nên ung thư ( nham) ban đầu chính là vách núi (nham). Ví dụ trong sách “Cách trí dư luận - nhũ ngạnh luận” viết : “Nhã phu bất đắc vu phu, bất đắc vu cữu cô, ưu nộ uất muội, hân tịch tích lũy, tỳ khí tiêu trở, can khí hoành nghịch, toại thành ẩn hạch, như đại kỳ tử, bất thống bất dương, số thập niên hậu phương vi sang hạm, danh viết nãi nham, dĩ kỳ sang hình khảm ao tự nham huyệt dã.” (ưu não phiền muộn tích lũy lâu năm khiến tỳ khí tắc nghẽn, can khí hoành nghịch, thời gian dài thành hạch to bằng quân cờ, không đau không ngứa, sau nhiều năm sẽ hình thành u, tên là nãi nham (ung thư vú), khối u hình dạng lõm giống hang núi). Sách “Dương khoa tâm đắc tập - quyển hạ” viết : “Phu thận nham phiên hoa giả…sơ khởi mã khẩu chi nội , sinh nhục nhất lạp, như thụ nhục chi trạng, khiên ngạnh nhi dương, tức hữu chi thủy…tiệm chí quân thủ phá lạn, đột xuất ao nhập, thống sở nan thăng, thậm hoặc tiên huyết lưu chú…” (bệnh ung thư dương vật…ban đầu ở đầu quy xuất hiện mụn cơm, cứng và ngứa, trong có dịch … dần dần đầu quy lở loét, lồi lõm , đau đớn vô cùng, thậm chí có thể có máu tươi…) dựa vào nghĩa đen mà dùng từ nham. Y thư cổ “Bản thảo cương mục - chủ trị - ung thư” viết : “Xuyên sơn giáp : nhũ ung, nhũ nham(), bào nghiên tửu phục” (xuyên sơn giáp ngâm rượu để điều trị ung thư vú), chính là chữ, vẫn dùng nghĩa đen của từ nham () để chỉ tên bệnh .
     Nham () nghĩa đen chỉ vách núi đá, nghĩa bóng để chỉ nham bệnh, một chữ nham có hai nghĩa, vì thế để phân biệt, người đời sau dùng chữ nham () để chỉ vách núi đá, còn nham(/) bệnh thêm bộ bệnh () thành nham(). Nham lúc đầu đọc là “yán” sau này đọc là “ái”, nham() bắt nguồn từ chữ nham (/). Chữ nham () chính là từ chữ nham(/) thêm bộ bệnh ()nên không chỉ mang ý nghĩa của từ nham (vách núi), mà còn đọc là nham. Nhưng hiện nay nham(/) đọc là “yán” còn nham () đọc là “ái”, cách đọc khác nhau như vậy là vì Tây y vừa có nham () được đọc là “yán” và có viêm () cũng đọc là “yán” để chỉ viêm nhiễm, hai từ cách phát âm giống nhau khó phân biệt, nếu từ nham() vẫn giữ cách đọc là “yán” giống từ nham (/vách núi) thì khi nói ra sẽ không biết để chỉ nghĩa ung thư hay viêm nhiễm. Vì vậy để phân biệt từ nham (/ung thư) được phát âm là “ái”. Như vậy không chỉ chữ viết mà cách đọc cũng có thể phân biệt rõ ràng không gây nhầm lẫn. Từ nham (/ung thư) trước đọc là “yán” nhưng sau đổi thành “ái” là vì như vậy. Đọc là “ái” chính là từ từ nha () được phát âm là “yá” hoặc “ái”, mà trong văn cổ nha () và nham () là đồng nghĩa. Như trong sách “Thuyết văn - sơn bộ” viết: “Nham, ngạn dã”, Đoạn Ngọc Tài dựa vào “Thái bình ngự lãm” dẫn chứng sửa thành “nham, nha dã” chú thích viết : “Bộ quảng viết : nha, sơn biên dã.”, “Nha diệc vị chi nham” (nham chính là nha) có ý nghĩa như vậy. Từ Huyễn nói : “Nham tòng phẩm, tượng nham nha liên thuộc chi hình” (chữ nham từ bộ phẩm, giống hình dạng núi đá liền nhau). Sau này đổi cách đọc thành “ái” phát âm đổi nhưng ý nghĩa không thay đổi.
     Nham () chính là nham () và nham () cũng chính là nham(), đều có ý chỉ khối u ác tính (thũng dương ác tính , có ý để nói rằng hai từ chỉ cùng một bệnh nhưng khác tên. Từ xưa đến nay, dùng từ nham () hay nham () đều giống nhau, nhưng khi nghiên cứu kỹ thì không như vậy. Thời xưa khi nói đến nham là để chỉ những khối u “nhìn thấy bằng mắt thường” (trực quan), nghĩa là chỉ những khối u ác tính trên bề mặt cơ thể thì dùng từ “nham”, nhưng hiện nay “nham” cũng có thể là những khối u không nhìn thấy bằng mắt thường mà phairt thông qua Xquan, siêu âm, CT, cộng hưởng từ, nội soi và những xét nghiệm tế bào ung thư khác mới phát hiện ra, vì thế ung thư (nham) cũng có thể là những khối u nằm sâu bên trong cơ thể. Nham trong y học cổ truyền và y học hiện đại có những điểm khác nhau. Trong y học cổ truyền, nham có thể chỉ những khối u ác tính trên bề mặt cơ thể, ví như, trong “Cách trí dư luận” có nói đến ung thư vú của phụ nữ (nhũ nham), trong “Dương khoa tâm đắc tập” nói đến ung thư dương vật ở nam giới (thận nham), còn trong “Nhân trai thực chỉ phương luận” lại nêu ra rằng : “Nam tắc đa phát vu phúc, nữ tắc đa phát vu nhũ” (chú thích : “phúc”(腹) là trong, “đa phát vu phúc” chính là âm () để nói tránh từ âm nên đã thay bằng phúc. Thầy thuốc đời xưa có nhiều cách viết tránh, ví dụ tiền âm cam sang gọi là hạ cam (lở loét vùng kín của nam và nữ), để nói tránh từ “tiền âm”nên đổi thành chữ “hạ”). Mặc dù có ung thư lợi “nha nham”, trong “Dương khoa tâm đắc tập” có nhắc đến, nhưng bệnh này ít gặp, hoặc triệu chứng giống nhiễm khuẩn nên từ “nha nham” vẫn dùng đến bây giờ. Còn những loại u ác tính bên ngoài không nhìn thấy, ví dụ trong Tây y có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng...thì trong y học cổ truyền không gọi là “nham”. Trong y học cổ truyền, bệnh “ế cách” chính là ung thư thực quản trong y học hiện đại, “âm thực” ,“thất vinh” chính là ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô. Mặc dù có đặc điểm tương đồng cơ bản, có thể so sánh với ung thư trong y học hiện đại nhưng vì không thể nhìn thấy nên y học cổ truyền không gọi là “nham” (ung thư). Nhưng cũng không vì thế mà nói nham trong y học cổ truyền và y học hiện đại là không giống nhau .
     Trong y học hiện đại, “nham” đọc là “ái” còn trong y học cổ truyền đọc là “yán” để chỉ khối u ác tính phát ra trên bề mặt cơ thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường ; y học hiện đại đọc là “ái” mà không đọc là “yán”, để chỉ khối u ác tính xuất hiện bên trong cơ thể nhưng bên ngoài không có biểu hiện gì. Nhưng có một số loại u ác tính vừa xuất hiện bên trong cơ thể mà cũng biểu hiện ra bên ngoài, ví như ung thư lưỡi, ung thư môi…trong y học hiện đại, còn trong y học cổ truyền lại không gọi là “nham”. Biểu hiện của chúng đa phần không có hình dạng “trên cao dưới sâu” giống vách núi đá, mà hình dạng giống “khuẩn” (nấm), giống “kiển” (con tằm) nên được gọi là “ thiệt khuẩn” “ kiển thần”. Sách “Dương khoa tâm đắc tập - quyển thượng” có viết : “ Thiệt cam giả, do tâm tỳ độc hỏa sở trí. Cái thiệt bản thuộc tâm, thiệt biên thuộc tỳ, nhân tâm tự phiền nhiễu tắc sinh hỏa , tư lự thương tỳ tự khí uất, uất thậm nhi thành tư tật, ki chứng tối ác. Sơ như đậu, hậu như khuẩn, thủ đại đế tiểu, hựu danh thiệt khuẩn.” (ung thư lưỡi (thiệt cam) là do tâm tỳ độc hỏa gây ra, cuống lưỡi thuộc tâm, viền lưỡi thuộc tỳ, vì tâm tư phiền muộn nên sinh hỏa, ưu tư thương tỳ làm khí uất, khí uất lâu ngày phát thành bệnh, bệnh này ác tính. Lúc đầu, giống như hạt đậu sau giống như nấm, đầu to rễ nhỏ, còn có tên thiệt khuẩn), y học hiện đại gọi là ung thư lưỡi, y học cổ truyền gọi là “thiệt khuẩn”. Sách “Y tôn kim giám - ngoại khoa tâm pháp yếu quyết - kiển thần” viết : “Thử chính do tỳ vị tích hỏa kết tụ nhi thành. Sơ khởi như đậu lạp, tiệm trường nhã tàm kiển, kiên ngạnh đông thống, phương ngại ẩm thực.” (bệnh này do tỳ vị tích hỏa mà thành, ban đầu bé như hạt đậu , dần dần to ra như con tằm, cứng rắn đau đớn, ăn uống khó khăn), y học hiện đại gọi là ung thư môi, còn y học cổ truyền gọi là “kiển thần”. “Khuẩn” có nghĩa là nấm, đầu to cuống nhỏ, ung thư lưỡi giống như vậy nên y học cổ truyền đặt tên là “thiệt khuẩn”. Còn “kiển” có nghĩa là con tằm, tơ tằm cuốn lấy kén tằm, ung thư môi thường hay xuất hiện da ở môi khô ráp nứt nẻ rất giống hình dạng con tằm, nên được gọi là “kiển thần” . Đó là những ví dụ điển hình để minh chứng cho việc y học hiện đại gọi là “ung thư” nhưng y học cổ truyền lại không gọi như vậy .
     Cũng cần lưu ý là, ung thư (痈疽) trong y học cổ tuyền là để chỉ cả u lành tính và u ác tính, khác với nghĩa ung thư trong y học hiện đại. Bệnh danh ung thư trong y học hiện đại tương ứng với chứng “nham” trong y học cổ truyền.

               


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét