Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Sừng tê giác

Cẩn thận với “thần dược” tê giác



     Tê giác đang trở thành một thứ hết sức quý giá và người ta mách nhau rằng đây là “thánh dược” chữa bách bệnh, kể cả bệnh ung thư và tăng cường sức mạnh cho nam giới...Vậy thực sự tế giác có công dụng gì? Dưới đây là trao đổi của phóng viên KH&ĐS với ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm Khoa Đông y, bệnh viện TƯ quân đội 108.

PV: Thưa ThS, công dụng thực sự của sừng tế giác là gì? Nó thực sự có phải là thánh dược trị bách bệnh như quảng cáo?
     ThS Hoàng Khánh Toàn: Tê giác còn gọi là tê ngưu giác, hương tê giác, ô tê giác...là sừng của nhiều loại tê giác như Rhinoceros unicoris L.( độc giác tê ), Rhinoceros sondaicus Desmarest ( tiểu độc giác tê ), Rhinoceros sumatrensis ( song giác tê )…
Theo y học cổ truyền, tê giác vị chua mặn, tính lạnh, vào được hai đường kinh Tâm và Can, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc, giảm đau và cầm máu, được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết, hỏa nhập vào huyết. Tê giác thường được dùng để chữa các chứng bệnh như thương hàn ôn dịch mà nhiệt nhập huyết phận, sốt quá hoá điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy máu cam, ung độc, hậu bối...Phụ nữ có thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều...) mà không có sốt không được dùng.

PV:  Không chỉ những người bị bệnh ung thư mà cả các quý ông cùng tim đến sừng tê giác để cải thiện khả năng “nam tính” của mình, điều đó thực sự có ý nghĩa, thưa ThS?
     Trước hết, phải khẳng định rằng, cả trong và ngoài nước chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tª giác có thể điều trị ung thư hay làm tăng khả năng cương dương.  Nghiên cứu thành phần hoá học của tê giác người ta thấy chủ yếu là Keratin, ngoài ra còn có Canxi cacbonat, Canxi photphat. Khi thuỷ phân, tê giác sẽ cho các axit amin như Tyrosin, Axit tiolactic, Xystein. Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, trên động vật thực nghiệm, tê giác có tác dụng: Trực tiếp hưng phấn cơ tim làm tăng sức co bóp, tăng nhịp và tăng cung lượng tim; giải nhiệt;trấn tĩnh, chống co giật; làm tăng số lượng tiểu cầu và rút ngắn thời gian đông máu; giảm thấp tỷ lệ tử vong trên chuột do nội độc tố của trực khuẩn Coli gây nên. Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã nghiên cứu dùng tê giác điều trị viêm não do vi rút, dị ứng, cấp cứu ngộ độc cà độc dược....
Thực tế gần đây, người ta có dùng sừng tê giác để điều trị ung thư, xơ gan... Tuy nhiên, theo d­îc häc cæ truyÒn, tª gi¸c chØ ®­îc dïng cho c¸c bÖnh lý thuéc thÓ  Huyết nhiệt, còn loại khác nÕu dïng nhiều khi lợi  bất cập hại. Vì vậy, khi dùng nhất thiết phải có ý kiến của chuyên gia đông y.

PV:  ThS có thể giới thiệu với bạn đọc KH&ĐS một vài cách dùng sừng tê giác trị bệnh?
      Theo kinh nghiệm của cổ nhân, tê giác có thể được dùng dưới dạng sắc, tán bột hoặc mài lấy nước uống, mỗi ngày từ 0,5 - 1g, có khi dùng tới 4 - 12g. Dạng dùng thông thường là mài sừng vào nước nóng cho đến khi được một dung dịch trắng như sữa để uống. Hoặc chẻ sừng cho nhỏ và chặt vụn rồi nghiền rây thành bột mịn mà dùng (tê giác phấn). Tùy từng thể bệnh mà dùng phối hợp hoặc riêng lẻ khác nhau. Chẳng hạn: Chữa sốt cao: Phòng phong 4g, mộc hương 6g, tang bạch bì 6g, cam thảo 4g, sắc với 600 ml nước lấy 200 ml, mài tê giác 5g vào rồi chia uống 3 lần trong ngày; Chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, sốt nóng mê man, nói lảm nhảm, vàng da, phát ban hoặc lên đậu mọc chi chít: mài tê giác với nước cho đặc mà uống; Chữa điên cuồng, đêm ngày mộng du, lúc tỉnh lúc mê, co cứng bất tỉnh nhân sự: Tê giác 20g, xạ hương 10g, chu sa 10g, tán nhuyễn, mỗi lần uống 8g; Chữa ngộ độc thuốc: tê giác đốt cháy, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g; Chữa thổ tả, chướng bụng: tê giác phối hợp với trầm hương, hạt cau khô và hạt củ cải, nghiền với nước rồi chắt uông.

PV:  Như vậy, có một mấu tê giác để phòng khi có bệnh vẫn là rất quý. ThS có kinh nghiệm gì để lựa chọn được “hàng” thật không”?
     Cười. Tê giác đã được đưa vào sách đỏ để bảo vệ, và sừng tê giác rÊt quý vµ rÊt hiÕm nên bị gian th­¬ng làm giả rất nhiều. Tôi đã được chứng kiến một bệnh nhân mua phải một chiếc sừng tê giác được làm bằng bột đá và nhựa tổng hợp. Thực tế ở Việt Nam sừng tê giác rất hiếm và gần như không có, người ta chủ yếu nhập lậu từ châu Phi và Myanma. Việc làm giả bằng sừng trâu, sừng bò... hiện nay cũng rất tinh vi nên không thể phân biệt được và cũng không có tiêu chí nào để đánh giá thật giả. Muốn biết thật hay không chỉ còn cách cho người sốt cao uống, nếu thấy hạ sốt nhanh thì đó cã thÓ là sừng tê giác thật.

PV:  Theo ThS có thể thay thế sừng tê giác bằng một dược liệu khác có tác dụng tương tự không?
      Hiện nay, các nhà y học cổ truyền ở một số nước đã nghiên cứu dùng Thủy ngưu giác (sừng của con trâu nước - Bubalus bubalis Linnaeus) để thay thế. Họ nhận thấy dùng thuỷ ngưu giác thay thế tê giác không những thích hợp với các chứng bệnh tương tự như khi dùng tê giác mà còn có tác dụng thanh nhiệt thoái hoàng (hạ nhiệt và làm hết vàng da), giải độc thanh vị, thanh can tả tâm, an thần chống cuồng. Khi trị liệu viêm gan, tâm thần phân liệt cũng có tác dụng nhất định. Tuy nhiên, lượng dùng thuỷ ngưu giác phải gấp từ 8 - 10 lần so với tê giác. Ngoài sừng trâu nước ra, người ta còn dùng sừng bò, sừng sơn dương và móng chân lợn để thay thế.
Xin cảm on ThS!



1 nhận xét: