Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm dân gian chữa thủy đậu


KINH NGHIỆM DÂN GIAN CHỮA THỦY ĐẬU

 
     Trong y học cổ truyền, một trong những biện pháp chữa thủy đậu là sử dụng các kinh nghiệm và bài thuốc dân gian. Đây là cả một kho tàng hết sức phong phú, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như :

   * Uống trong :  (1) Cỏ chân vịt 50g bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô, lấy 30g sắc uống, số còn lại đốt thành than, tán nhỏ rồi rắc và xoa vào chỗ bị bỏng rạ, mỗi ngày 1 lần, nếu mụn nước bị vỡ thì dùng nước cốt nghệ bôi lên để tránh làm mủ, hàng ngày kết hợp tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung.. (2) Kim ngân hoa 18g, cam thảo 3g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ. (3) Lô căn  60g, dã cúc hoa 10g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ. (4) Bản lam căn 30 - 50g, sắc uống thay trà. (5) ma hoàng 1,5g, cam thảo 1,5g, liên kiều 4,5g, tử thảo 4,5g, tang bạch bì 4,5g, hạnh nhân 3g, kim ngân dây 10g, xích thược 9g, sắc uống. (6) Lá dâu tằm 12g, cam thảo đất 12g, rễ cây sậy 12g, lá tre 12g, bạc hà 12g, kinh giới 12g, sắc uống. (7) Kim ngân hoa 12g, rau diếp cá 12g, quả dành dành 12g, cam thảo đất 12g, rau má 12g, lá chanh 12g, sắc uống. (8) Thăng ma, bạch thược và cam thảo mỗi thứ 3g, cát căn 4,5g, sắc với 1 bát nước cô còn 6 phần thì uống. (9) Cát cánh, cam thảo sao và phòng phong mỗi thứ 9g, sắc uống nóng. (10) Ngưu tử 30g sao, hoa kinh giới Và cam thảo sao mỗi thứ 7,5g, sắc với một cốc nước to cô còn 6 phần, tùy theo tuổi của trẻ mà cho uống liều lượng nhiều ít khác nhau, nhưng mỗi lần không quá 9ml. (11) Củ cải đỏ 120g, phong tiêu 90g, rau mùi và mã thầy mỗi thứ 60g, sắc uống…

   * Dùng ngoài : (1) Rễ hải kim sa 30g, dã cúc hoa 10g, chi tử 3 g, sắc uống. (2) Sài hồ 10g, hoàng cầm 12g, xích thược 16g, hoàng bá 15g, cam thảo 6g, sắc rửa tổn thương hàng ngày. (3) Khổ sâm 20g, bèo cái 20g, đại thanh diệp 20g, quán chúng 20g, tất cả cho vào túi vải, sắc trong 10 phút với 2000 ml nước, sau đó bỏ bã, ngâm rửa vết thương mỗi ngày 2 lần. (4) Thanh đại 60g, thạch cao 120g, hoạt thạch 120, hoàng bá 60g, tất cả sấy khô tán mịn, dùng để rắc xoa hoặc trộn với dầu vừng bôi vào các vết loét do mụn nước vỡ. (5) Xích thạch chi, lô cam thạch, thạch cao và hàn thuỷ thạch đã chế, lượng bằng nhau, tán thật mịn, xoa vào tổn thương, thường dùng cho trường hợp mụn nước đã hóa mủ. (6) Hoạt thạch 10g, thạch cao 10g, cam thảo 10g, tất cả tán mịn, hoà với dầu vừng, bôi vào vết loét mỗi ngày 1 lần. (7) Lá và cành hoa lựu trắng lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương. (8) Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lục nhất tán 10g, xa tiền tử 10g, tử hoa địa đinh 15g, hoàng hoa địa đinh 15g, sắc lấy nước ngâm rửa hàng ngày. (9) Vỏ cây hạch đào, hành củ, và cỏ bấc đèn lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp lên ngực, rốn, bụng và lòng bàn tay bàn chân trong 1 giờ, nốt thủy đậu sẽ mọc đều. (10) Giun cổ trắng 7 con sấy khô, qua lâu nhân 30 hạt, hạnh nhân 15 hạt, tất cả đem nghiền thành bột, dùng trà mạn trộn đều đắp vào rốn trong 1 giờ, sau đó lại thay thuốc. (11) Rễ cây phù dung và cỏ roi ngựa lương bằng nhau vừa đủ, giã nát, sao nóng, chườm dọc cột sống…

                                                                                  Hoàng Khánh Toàn

1 nhận xét: