Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Nhìn móng tay đoán bệnh


NHÌN MÓNG TAY ĐOÁN BỆNH


     Trong y học cổ truyền phương Đông, để chẩn đoán bệnh tật, cùng với “văn” (nghe, ngửi), “vấn” (hỏi bệnh) và “thiết” (bắt mạch, sờ nắn) việc nhìn người (vọng) để chẩn bệnh là điều không thể thiếu và có vai trò khá quan trọng. Ngoài việc quan sát thần sắc, hình thái, da dẻ, chất lưỡi, rêu lưỡi,...người thầy thuốc còn chú ý đến các bộ phận khác như tai, mắt, mũi, lông tóc...và cả móng tay nữa. Trên quan điểm “chỉnh thể” (cơ thể là một khối thống nhất), cổ nhân cho rằng hình thái và mầu sắc móng tay có thể phản ánh tình trạng sinh lý, bệnh lý của các cơ quan tạng phủ.

1. Thế nào là móng tay bình thường
     Móng tay của người khỏe mạnh thường phẳng phiu, mặt bóng nhẵn, nửa trong suốt, có màu hồng nhạt, rắn chắc và có tính đàn hồi nhất định, độ dày mỏng thích hợp, ăn khớp với hình dạng ngón tay mang móng đó. Trung bình móng tay dài khoảng 12,8 mm, dày chừng 0,5-0,75 mm, ước tính mỗi tuần dài ra từ 0,5 đến 1,2 mm tùy theo mùa, giới tính, tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Mùa hè dài nhanh hơn mùa đông, ban ngày dài nhanh hơn ban đêm, móng tay nam giới dài nhanh hơn nữ giới, thanh nhiên và trung niên dài nhanh hơn trẻ em và người già. Nếu không may phải thay hoặc nhổ bỏ móng thì phải mất khoảng 100 ngày thì mới hoàn toàn mọc ra hết. Ở phần chân móng tay có một vùng màu nhạt hình mặt trăng mới mọc gọi là cung bán nguyệt. Có chừng 1/5 tổng số móng tay có hính ảnh này, phần lớn ở ngón cái, ngón trỏ, giảm dần ở ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út thì hầu như không có. Cung bán nguyệt quá to, quá nhỏ hay hoàn toàn không có là hiện tượng bất thường, biểu hiện của tình trạng bệnh lý ở cơ quan nội tạng nào đó.

2. Đoán bệnh qua hình dạng móng tay
     Móng tay mỏng, lõm xuống ở chính giữa, bên cạnh vênh lên như cái thìa con thường thấy ở những người bị thiếu máu nhược sắc, mắc chứng phong thấp nhiệt, nhiễm giun móc, giang mai, cường tuyến giáp trạng. Móng tay mỏng, sinh trưởng chậm, thô ráp là biểu hiện của những bệnh tim mạch, đái đường, viêm tắc động mạch đầu chi, thiếu máu...
     Móng tay bị lồi lên, phần đầu ngón bị cong cuộn lại, bên ngoài có dạng thủy tinh mờ phần nhiều là triệu chứng ở những bệnh lý nặng như tràn khí màng phổi, lao phổi, bệnh tim bẩm sinh, viêm loét kết tràng, xơ gan và một số khối u ác tính. Móng tay mập, trở nên dày và cứng, không trong suốt, mất nhẵn bóng thường thấy ở những người bị chấn thương, nhiễm nấm, dày móng tay bẩm sinh. Nếu móng dày, ngả màu vàng, mất bóng nhẵn, mặt bên cạnh cong quá lớn, mọc chậm là một trong những biểu hiện của bệnh lý đường hô hấp, hệ thống hạch lympho...
     Móng tay mỏng và khô héo là do không được nuôi dưỡng tốt thường thấy ở bệnh viêm tắc động mạch đầu chi, rỗng tủy, bệnh phong...Móng tay có hình tam giác ngược : đầu móng to, chân móng nhỏ hẹp là báo hiệu của nguy cơ bị đột quỵ não hoặc bại liệt. Nếu có hình quả trám : hai đầu nhỏ, ở giữa to là dễ bị bệnh ở tủy sống và suy giảm công năng cơ tim. Trên móng tay có các rãnh ngang chứng tỏ dinh dưỡng không tốt và bị mắc bệnh sởi, quai bị, hoặc bệnh lý tim mạch. Móng tay có vân dọc là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin A hoặc cơ thể đang mắc một bệnh lý viêm nhiễm mạn tính nào đó. Nếu vân dọc có ở cả 10 móng tay thì đó là triệu chứng của bệnh gan.
     Hình bán nguyệt trên móng tay quá nhỏ hoặc không có thể hiện chức năng tiêu hóa kém. Nếu quá to hoặc vượt số lượng bình thường (1/5 toàn bộ số móng) thường thấy ở người cao huyết áp hoặc có nguy cơ đột quỵ não. Nếu cả 10 móng hoàn toàn không có hình bán nguyệt thì phần lớn là bị thiếu máu, suy nhược thần kinh, huyết áp thấp. Nếu hình này qua lớn ở tất cả các móng tay thì chứng tỏ trong cơ thể có bệnh mạn tính đã mất khả năng bù đắp...

3. Đoán bệnh qua màu sắc móng tay
     Móng tay có màu xanh thường thấy ở người đau bụng cấp, phụ nữ mang thai chết lưu, nếu là vết ứ màu xanh thì coi chừng bị ngộ độc hoặc ung thư giai đoạn đầu. Màu xanh tím là dấu hiệu của bệnh lý tim bẩm sinh và hệ hô hấp. Màu xanh lục ở một phần hoặc cả móng có thể là dấu hiệu của nhiễm trực khuẩn mủ xanh hoặc xoắn khuẩn. Màu xanh lam thường thấy ở bệnh nhân bạch hầu, viêm phổi, bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính, nghẽn tắc thực quản, rối loạn chuyển hóa Cu, ngộ độc nitrite, rối loạn quá trình ôxy hóa hemoglobin. Hình bán nguyệt có màu xanh lam là triệu chứng của bệnh tim, chứng Reynols

3 nhận xét:

  1. cảm ơn bác sỹ toàn về những thông tin bổ ích. các bạn có thể tham khảo đông trùng hạ thảo nguyên con tây tạng cũng là một loại thuốc quý đó nhé !

    Trả lờiXóa
  2. bac si cho con hoi doi chut duoc k? tay con k biet sao ngon cai o cac vanh mong tu dung lom xuong y nhu duoc di tia o tiem lam mong vay do nhug no lai lam mot cai hong sau vao ben trong, nhug no k he dau nhuc hay bi gi het. vay bac si co the cho con biet do la hien tuong bieu hien chung benh gi k a?
    Con cam on bac si!
    P/s: bac si co the tl qua facebook Huong Huong ( viet co dau) hoac sdt 0979435508.

    Trả lờiXóa
  3. vậy móng tay có màu tím hơi đen và có hình bán nguyệt chiếm 5/6 móng tay có màu tím đen và phần còn lại màu trắng thì có vấn đề gì không ạ

    Trả lờiXóa